“Khâu nhục” chính là món ăn nổi tiếng của người dân tộc Tày. Món ăn này được ưa chuộng sử dụng trong những dịp đặc biệt: cưới hỏi, đãi khách… Khâu nhục của người Lạng Sơn khác hẳn với khâu nhục Trung Quốc hay khâu nhục của Quảng Ninh. Đừng nhầm lẫn các hương vị này nhé. Nếu bạn từng được đến Lạng Sơn thì hẳn món “khâu nhục” của người dân vùng núi nơi đây sẽ làm bạn nhớ mãi không quên có phải không? Nghe cái tên “khâu nhục” rất đặc biệt, hệt như vị ngon của nó vậy. Bạn muốn tự tay làm cho những người thân trong gia đình thưởng thức? Vậy thì đừng bỏ lỡ bài viết này để học cách làm món khâu nhục Lạng Sơn.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để có món “khâu nhục” thơm ngon nức mũi.
Không chỉ riêng “khâu nhục” mà bất kỳ món ăn nào muốn đạt được độ thơm ngon đều phải có khâu chuẩn bị kỹ càng. Người nấu phải lựa chọn những nguyên vật liệu thật sự tươi mới. Những nguyên liệu cần có cho món này là dễ kiếm. Điều này minh chứng cho việc để có một món ăn ngon thì chìa khoá nằm ở bí quyết và cách sử dụng nguyên liệu
- Thịt ba chỉ (Hãy thức dậy từ sớm và đi chợ để chọn loại thịt tươi mới, tránh dùng thịt đã cấp đông)
- Rau húng lìu mang lại hương vị đặc biệt
- 2 muỗng cà phê ngũ vị hương giúp tổng hoà mùi vị
- 1 củ khoai môn:
- Địa liền
- Tỏi, ớt, hạt tiêu là gia vị không thể thiếu
- Giấm, xì dầu, rượu trắng, mật ong rừng
- Tàu Choong ( hay còn gọi là Tương đen)
- Bột ngọt (mì chính)
- Rau muối mặn (loại rau đặc trưng của món này, nếu được hãy đặt từ những người bản địa Lạng Sơn để giúp món ăn chuẩn bị nhất nhé)
- Lá mắc mật tươi
Cách làm món khâu nhục Lạng Sơn đơn giản, chính xác nhất
Bước 1: Sơ chế
Sơ chế các nguyên liệu bạn đã chuẩn bị để sẵn sàng bắt tay vào làm mà không cần loay hoay xử lý chúng.
- Đối với thịt ba chỉ, bạn hãy kiểm tra xem phần bì có còn lông hay không? Nếu còn thì hãy cẩn thận cạo sạch chúng đi. Sau đó rửa sạch thịt lợn với nước muối để đảm bảo an toàn rồi ráo khô nước.
- Sau khi phần thịt của bạn ráo nước, hãy cắt chúng ra thành từng tảng (mỗi tảng khoảng 0,5kg là được)
- Rửa qua phần rau muối mặn
Hãy nhớ giữ bếp của bạn luôn sạch sẽ nhé. Bởi đây là nguyên tắc cần thiết trong nấu ăn. Bạn không thể đổ lỗi cho việc quá nhiều nguyên liệu.
Bước 2:
- Luộc thịt cho đến chín tới thì bắc ra.
- Thịt sau khi được luộc, chúng ta liền tẩm gia vị đều lên gồm giấm, xì dầu lên để thịt có màu bóng mượt bắt mắt, sau đó lấy 1 chiếc tăm tre chọc vào bì để bì để thịt dễ hấp thụ nước cho mềm. Phải châm thật kỹ, vì càng kỹ miếng thịt sẽ ngấm đều gia vị nên khi nấu sẽ càng ngon hơn. Bạn cũng có thể mua những dụng cụ hỗ trợ chọc bì để tiện sử dụng. Những dụng cụ này rất dễ tìm mua và sử dụng được khá lâu
Bước 3: Quay thịt
Điểm đặc biệt trong món này là phần thịt sẽ được đem đi quay
- Sau khi thịt của bạn thấm vị thì hãy mang đi quay. Mật ong rừng chuẩn bị khi nãy sẽ được sử dụng để phết lên phí ngoài cho vàng bì. Nếu như bạn không có điều kiện quay thịt, sử dụng chảo chiên vàng giòn rồi vớt ra cũng là cách làm hay. Nhưng tốt nhất là mang thịt đi quay để đạt được hương vị chuẩn.
Bước 4:
Gọt sạch vỏ củ khoai môn, thái miếng bằng ngón tay rồi cho vào chảo mỡ chiên thật giòn, vớt ra để nguội. Hãy nhờ những người thân làm cùng để tăng không khí gia đình.
Bước 5: Công đoạn chế biến rau muối mặn.
- Hãy ngâm rau muối mặn khoảng 30ph để giảm bớt vị mặn. Người dân vùng cao ngâm chúng mặn để giữ được lâu sử dụng vào mùa đông. Sau đó hay mang rau đi rửa thật sạch.
- Sau khi rửa sạch rau, hãy băm chúng thật nhỏ rồi trộn đều với tương đen, xì dầu và húng lìu mà bạn đã sơ chế từ bước 1.
- Cách sắp xếp của món này để chuẩn bị mang đi nấu lần cuối được thực hiện theo thứ tự là: tỏi đã được giã nhỏ ở dưới cùng, sau đó đến khoai môn chiên giòn.
Bước 6: Công đoạn cuối cùng để có khâu nhục ngon đúng điệu
- Thái thịt lợn đã chín thành từng miếng có độ dày khoảng 1,5cm ( nên để mỗi bát khoảng 10 miếng), rồi xếp thành hình tròn lên đĩa đã sắp sẵn khoai môn chiên. Úp bát ô tô to vào và lật lại, để nguyên đĩa như vậy. Sau đó xếp từng bát thịt vào nồi, hấp cách thủy đun bằng bếp củi từ 3 đến 4 tiếng cho thịt chín kỹ và mềm nhừ thì là món ăn đã hoàn thành. Điểm hấp dẫn của món ăn này là dù đã được hầm nhừ nhưng vẫn giữ được độ dẻo giai, và hoà lẫn cả mùi vị của lợn quay
Mất khá nhiều thời gian để làm được món khâu nhục chuẩn vị Lạng Sơn. Nhưng thành quả rất xứng đáng để trải nghiệm phải không nào? Hãy chia sẻ cách làm món khâu nhục Lạng Sơn đến bạn bè của mình nhé